Hình Thúc Quảng Cáo Xe Bus Tại Hà Nội Chuyên Nghiệp

Ngày cập nhật mới nhất: 20/08/2024

Trong bối cảnh giao thông ngày càng đóng vai trò quan trọng tại các đô thị lớn, quảng cáo trên phương tiện công cộng như xe buýt đã trở thành một kênh truyền thông hiệu quả và phổ biến tại nhiều thành phố, trong đó có Hà Nội.

Tại Hà Nội, quảng cáo trên xe bus là giải pháp lý tưởng được nhiều tổ chức/cá nhân lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Xe bus là phương tiện giao thông công cộng có kích thước “khủng”, chứa được nhiều người và di chuyển với mật độ cao trên khắp các tuyến đường lớn của thành phố.

Với mạng lưới xe buýt rộng khắp, hoạt động liên tục trên các tuyến đường chính, xe buýt tại Hà Nội đã trở thành một phương tiện quảng cáo đắc lực cho các doanh nghiệp, nhãn hàng muốn tiếp cận với đông đảo người dân thủ đô. Quảng cáo xe buýt có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên thân xe, quảng cáo trên kính, hay thậm chí là quảng cáo bên trong xe.

Hãy tưởng tượng hình ảnh quảng bá thương hiệu của tổ chức/cá nhân được gắn trên xe bus và di chuyển nhiều nơi, tiếp cận nhiều người thì hiệu quả marketing sẽ như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về quảng cáo trên xe bus tại Hà Nội cũng như có thêm kinh nghiệm truyền thông chiến lược cho thương hiệu – hãy theo dõi bài viết dưới đây của Adsngoaitroi..

Tình Hình Hệ Thống Xe Bus Ở Hà Nội

Là một trong những thành phố phát triển nhất cả nước hiện tại, Hà Nội với mật độ dân cư cao đang tạo áp lực khá nặng nề lên hệ thống giao thông, nhất là ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.

Và hệ thống xe bus sẽ là giải pháp được hướng đến để xử lý vấn đề này. Đi xe bus khá rẻ, có lộ trình các tuyến xe cụ thể (tuyến nhỏ và tuyến lớn) nên rất thuận tiện cho người đi làm, học sinh sinh viên đi học hay người đi chơi.

Đặc điểm hệ thống xe bus Hà Nội:

  • Khoảng 112 tuyến với hơn 1000 xe, độ phủ tại thành phố đạt khoảng 70% (gồm cả khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, khu dân cư,…).
  • Hoạt động từ 5h00 – 23h00 mỗi ngày.
  • Tần suất hoạt động: 5-10 phút/lượt.
  • Số trạm chờ: gần 3000 điểm.

Các Hình Thức Quảng Cáo Xe Bus Ở Hà Nội

1. Quảng cáo trên thân xe bus

Hình thức quảng cáo trên thân xe bus đang được triển khai trên hầu hết tuyến xe tại Hà Nội. Với hình thức này, các thương hiệu quảng cáo sẽ tận dụng được lợi thế:

  • Quảng cáo không bị gián đoạn.
  • Độ hiển thị cao với kích thước thiết kế khá lớn (khoảng 2,8 m x 1,5m).
Quảng cáo trên thân xe bus
Quảng cáo trên thân xe bus

2. Quảng cáo tràn kính xe bus

Khi chọn quảng cáo tràn kính xe bus, thương hiệu sẽ thu hút được nhiều người xem nhờ kích thước thiết kế lớn, giúp cho hình ảnh cũng như thông điệp được nhiều hơn.

Xe bus di chuyển trên thành phố từ ngày này qua ngày nọ với quảng cáo tràn kính xe sẽ tác động đến sự ghi nhớ của người xem về thương hiệu.

Quảng cáo tràn kính xe bus
Quảng cáo tràn kính xe bus

3. Quảng cáo trên tay cầm xe bus, poster trong xe bus

Nếu như quảng cáo bên ngoài xe bus sẽ thu hút người đi đường, người đợi xe bus thì quảng cáo bên trong xe bus sẽ tác động đến người ngồi bên trong xe. Và quảng cáo trên tay cầm xe bus, poster dán trong xe bus là hình thức khá phổ biến trên xe bus Hà Nội.

Ưu điểm:

  • Tay cầm xe bus tương tác nhiều với khách đi xe, họ phải nắm lấy khi đứng trên xe.
  • Quảng cáo bên trọng xe bus thường xuyên được người trên xe chú ý vì không gian trên xe bus vốn không có nhiều thứ để ngắm.
Quảng cáo trên tay cầm xe bus
Quảng cáo trên tay cầm xe bus

Quảng cáo trên tay cầm xe bus gồm 2 hình thức thể hiện:

  • Tay cầm dạng phẳng lồng tấm poster quảng cáo vào phần nhựa trong suốt của tay nắm..
  • Tay cầm dạng 3D dùng mô hình sản phẩm.

4. Quảng cáo nhà chờ xe bus

Quảng cáo nhà chờ xe bus là giải pháp lý tưởng để thu hút người đi bộ, người chạy xe ngang qua nhà chờ hay người đang chờ xe bus.

Quảng cáo nhà chờ xe bus
Quảng cáo nhà chờ xe bus

Lý Do Quảng Cáo Xe Bus Ngày Càng Phổ Biến Ở Hà Nội

5 lý do khiến quảng cáo xe bus ngày càng được ưa chuộng:

  • Dễ dàng thu hút chú ý của người nhìn.
  • Tạo được sự tương tác với người nhìn, lặp đi lặp lại gợi nhắc về thương hiệu.
  • Được quảng cáo liên tục ở thời gian đường phố tập trung nhiều người qua lại.
  • Có tính gắn kết cao với tầm mắt của người nhìn nhưng không hề tạo ra sự làm phiền.
  • Phù hợp với ngân sách của các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Lưu Ý Khi Quảng Cáo Xe Bus Ở Hà Nội

Quảng cáo xe bus tại Hà Nội cần lưu ý:

  • Tổ chức/cá nhân kinh doanh cần quan tâm đối tượng khách hàng là ai (học sinh, nhân viên văn phòng, công nhân,…) để chọn tuyến xe bus hoạt động ở khu vực tương ứng.
  • Thời gian thực hiện quảng cáo xe bus: để khách hàng mục tiêu ghi nhận thông tin quảng cáo hiệu quả thì cần thời gian quảng cáo ít nhất là 3-6 tháng. Và cứ 6 tháng thì cần thay decal dán để đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Số lượng xe bus quảng cáo ở mức 7-10 xe là hợp lý. Nếu có thêm ngân sách thì tổ chức/cá nhân kinh doanh có thể tăng thêm số lượng.
  • Trao đổi với phía cung cấp giải pháp quảng cáo xe bus, yêu cầu xe bus đảm bảo sạch sẽ để thông tin quảng cáo dán lên xe sẽ ấn tượng và tạo thiện cảm hơn.
  • Nội dung quảng cáo cần ấn tượng, sáng tạo và phù hợp với từng hình thức quảng cáo xe bus.

Lộ trình các tuyến xe bus Hà Nội:

SỐ TUYẾN TÊN TUYẾN
01 BX Gia Lâm – BX Yên Nghĩa
02 Bác Cổ – BX Yên Nghĩa
03A Bến xe Giáp Bát – Bến xe Gia Lâm
03B BX Nước Ngầm – Vincom – Phúc Lợi
04 Long Biên – BX Nước Ngầm
05 KĐT Linh Đàm – Phú Diễn
06A BX Giáp Bát – Cầu Giẽ
06B BX Giáp Bát – Hồng Vân (Thường Tín)
06C BX. Giáp Bát – Phú Minh (Phú Xuyên)
06D Bến xe Giáp Bát – Tân Dân (Phú Xuyên)
06E Bến xe Giáp Bát – Phú Túc (Phú Xuyên)
07 BĐX Cầu Giấy – Sân bay Nội Bài
08 Long Biên – Đông Mỹ
09 Bờ Hồ – Bờ Hồ
10A Long Biên – Từ Sơn
10B Long Biên – Trung Mầu
11 CV Thống Nhất – HV Nông Nghiệp Việt Nam
12 CV Nghĩa Đô – Đại Áng
13 Kim Mã – Cổ Nhuế (HVCSND)
14 Bờ Hồ – Cổ Nhuế
15 BX Gia Lâm – Phố Nỉ
16 BX Giáp Bát – BX Mỹ Đình
17 Long Biên – Nội Bài
18 ĐH Kinh tế quốc dân – ĐH Kinh tế quốc dân
19 Trần Khánh Dư – Thiên Đường Bảo Sơn
20A Cầu Giấy – Phùng
20B Cầu Giấy – Sơn Tây
20C Nhổn – Võng Xuyên
21A BX Giáp Bát – BX Yên Nghĩa
21B KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp – BX. Yên Nghĩa
22A BX Gia Lâm – TTTM Big C Thăng Long
22B KĐT Kiến Hưng – BX Mỹ Đình
22C BX Giáp Bát – KĐT Dương Nội
23 Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ
24 Long Biên – Ngã Tư Sở – Cầu Giấy
25 BX Nam Thăng Long – BX Giáp Bát
26 Mai Động – SVĐ Mỹ Đình
27 BX Yên Nghĩa – BX Nam Thăng Long
28 BX Giáp Bát – Đại Học Mỏ
29 BX Giáp Bát – Tân Lập
30 Mai Động – BX Mỹ Đình
31 Bách Khoa – ĐH Mỏ
32 BX Giáp Bát – Nhổn
33 BX Mỹ Đình – Xuân Đỉnh
34 BX Mỹ Đình – BX Gia Lâm
35A Trần Khánh Dư – BX Nam Thăng Long
35B Nam Thăng Long – Thanh Lâm (Mê Linh)
36 Yên Phụ – Linh Đàm
37 BX Giáp Bát – Chương Mỹ
38 BX Nam Thăng Long – Mai Động
39 CV Nghĩa Đô – Tứ Hiệp (BV Nội tiết Trung Ương)
40A Công Viên Thống Nhất – Như Quỳnh
40B Công Viên Thống Nhất – Văn Lâm
41 Nghi Tàm – BX Giáp Bát
42 BX Kim Ngưu – Đức Giang
43 CV Thống Nhất – Đông Anh
44 Trần Khánh Dư – BX Mỹ Đình
45 Times City – Nam Thăng Long
46 BX Mỹ Đình – Thị trấn Đông Anh
47A Long Biên – Bát Tràng
47B Long Biên – Kim Lan
48 Long Biên – Vạn Phúc
49 Trần Khánh Dư – KĐT Mỹ Đình II
50 Long Biên – SVĐ Quốc Gia
51 Trần Khánh Dư – CV Cầu Giấy
52A CV Thống Nhất – Lệ Chi (Gia Lâm)
52B CV Thống nhất – Đặng Xá
53A Hoàng Quốc Việt – Đông Anh
53B BX Mỹ Đình – KCN Quang Minh
54 Long Biên – Bắc Ninh
55A KĐT Times City – Cầu Giấy
55B TTTM Aeon mall Long Biên – Bưởi – Cầu Giấy
56A Nam Thăng Long – Núi Đôi
56B BX Nam Thăng Long – Xuân Giang (Sóc Sơn)
56C Nam Thăng Long – Bắc Phú (Sóc Sơn)
57 Nam Thăng Long – KCN Phú Nghĩa
58 Yên Phụ – BV đa khoa Mê Linh
59 Đông Anh – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
60A KĐT Tứ Hiệp – Nam Thăng Long
60B BX Nước Ngầm – BV bệnh nhiệt đới tư Cơ sở II
61 Vân Hà (Đông Anh) – Nam Thăng Long
62 BX Yên Nghĩa – BX Thường Tín
63 KCN Bắc Thăng Long – Tiến Thịnh (Mê Linh)
64 KCN Bắc Thăng Long – Phố Nỉ (TTTM Bình An)
65 Thụy Lâm (Đông Anh) – Trung Mầu (Gia Lâm)
84 Khu đô thị Mỹ Đình – Khu đô thị Linh Đàm
85 Công viên Nghĩa Đô – KĐT Văn Phú
87 BX Mỹ Đình – Quốc Oai – Xuân Mai
88 BX Mỹ Đình – Hòa Lạc – Xuân Mai
89 Bến xe Yên Nghĩa – Thạch Thất – Bến xe Sơn Tây
91 Bến xe Yên Nghĩa – Kim Bài – Phú Túc
92 Nhổn – Sơn Tây – Tây Đằng
93 Nam Thăng Long – Bắc Sơn (Sóc Sơn)
94 Bến xe Giáp Bát – Kim Bài
95 Nam Thăng Long – Xuân Hòa
96 Công viên Nghĩa Đô – Đông Anh
97 Hoài Đức – Công viên Nghĩa Đô
98 Yên Phụ – Gia Thụy – Aeon Mall Long Biên
99 Kim Mã – Bệnh viện Nội Tiết TW cơ sở 2
100 Long Biên – KĐT Đặng Xá
101 BẾN XE GIÁP BÁT – VÂN ĐÌNH
102 BẾN XE YÊN NGHĨA – VÂN ĐÌNH
103 BẾN XE MỸ ĐÌNH – HƯƠNG SƠN
104 MỸ ĐÌNH – BẮC LINH ĐÀM
105 ĐÔ NGHĨA – CẦU GIẤY
106 KĐT MỖ LAO – TTTM AEON MALL LONG BIÊN
107 Kim Mã – Làng Văn Hóa Du Lịch Các Dân Tộc VN

Trên đây là những thông tin về Quảng Cáo Xe Bus Ở Hà NộiAdsngoaitroi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp cho các tổ chức/cá nhân hoạch định được chiến lược marketing phù hợp cho thương hiệu.

Những Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

1. Chi phí quảng cáo trên xe bus tại Hà Nội dao động ở mức nào?

Tùy thuộc vào hình thức quảng cáo và số lượng xe, chi phí quảng cáo trên xe bus tại Hà Nội dao động từ 5 triệu – 50 triệu đồng/tháng. Cụ thể:

  • Quảng cáo trên thân xe: 5-10 triệu đồng/xe/tháng
  • Quảng cáo tràn kính: 15-20 triệu đồng/xe/tháng
  • Quảng cáo poster trong xe: 500.000 – 1 triệu đồng/poster/tháng
  • Quảng cáo tay cầm: 1-2 triệu đồng/xe/tháng
  • Quảng cáo nhà chờ: 2-3 triệu đồng/điểm/tháng

2. Thời hạn hợp đồng quảng cáo tối thiểu trên xe bus là bao lâu?

Thông thường, các hợp đồng quảng cáo xe bus có thời hạn tối thiểu là 3 – 6 tháng để đảm bảo tính hiệu quả. Đối với các chiến dịch lớn, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng dài hạn 1 năm hoặc lâu hơn.

3. Thời gian thực hiện quảng cáo xe bus hiệu quả nhất trong ngày là khung giờ nào?

Khung giờ cao điểm từ 6h30-8h30 sáng và 17h-19h chiều là thời điểm xe bus hoạt động với tần suất dày đặc nhất. Quảng cáo trong khung giờ này sẽ tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng đông đảo nhất.

4. Cần lưu ý những gì khi thiết kế nội dung quảng cáo trên xe bus?

Một số lưu ý khi thiết kế nội dung quảng cáo xe bus:

  • Thông điệp ngắn gọn, ấn tượng, dễ nhớ
  • Hình ảnh bắt mắt, màu sắc nổi bật thu hút sự chú ý
  • Sử dụng font chữ to, rõ ràng, dễ đọc
  • Bố cục đơn giản, cân đối, không quá rối mắt
  • Nội dung phù hợp với đặc điểm nhóm khách hàng mục tiêu
  • Nhấn mạnh thông tin liên hệ, địa chỉ website, hotline để khách hàng dễ tương tác

5. Quảng cáo trên xe bus có hiệu quả hơn so với quảng cáo trên các phương tiện khác như taxi hay grab?

Quảng cáo trên xe bus thường có hiệu quả cao hơn so với taxi, grab vì:

  • Kích thước bề mặt quảng cáo lớn hơn, dễ thu hút sự chú ý
  • Số lượt tiếp xúc của xe bus cao hơn do di chuyển trên nhiều tuyến đường
  • Tần suất hoạt động dày đặc, liên tục trong ngày
  • Tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng hơn từ học sinh, sinh viên đến người đi làm
  • Chi phí quảng cáo rẻ hơn so với taxi

Đọc ngay bài viết: Quảng cáo trên xe bus & taxi: sự kết hợp hoàn hảo, hiệu quả nhất được chia sẻ chi tiết trên website.

6. Có thể kết hợp quảng cáo xe bus với các hình thức quảng cáo ngoài trời khác không?

Hoàn toàn có thể kết hợp quảng cáo xe bus với các hình thức quảng cáo ngoài trời khác như billboard, pano, poster, phướn… trong cùng một chiến dịch. Việc này giúp gia tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu, tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ.

7. Có thể đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo xe bus bằng những chỉ số nào?

Một số chỉ số đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo xe bus:

  • Lượt tiếp cận (reach): Số người trung bình nhìn thấy quảng cáo mỗi ngày
  • Tần suất (frequency): Số lần trung bình một người nhìn thấy quảng cáo
  • Nhận biết thương hiệu (brand awareness): Tỷ lệ phần trăm nhóm khách hàng mục tiêu biết đến thương hiệu sau chiến dịch
  • Doanh số, số lượng khách hàng mới, lượt truy cập website: So sánh trước và sau chiến dịch

8. Quảng cáo xe bus có phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách hạn chế?

Quảng cáo xe bus là giải pháp phù hợp cho cả doanh nghiệp lớn lẫn nhỏ nhờ tính linh hoạt trong lựa chọn hình thức và chi phí. Với ngân sách hạn chế, doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn quảng cáo trên 1 số lượng xe ít, thời hạn ngắn và hình thức đơn giản như poster, tay cầm.

9. Quảng cáo xe bus có bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu như mưa bão không?

Các hình thức quảng cáo bên ngoài xe bus như trên thân xe, tràn kính có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Tuy nhiên, các đơn vị cung cấp dịch vụ thường sử dụng chất liệu decal chuyên dụng, có khả năng chống thấm nước, chống bám bụi tốt, hạn chế ảnh hưởng của mưa bão.

10. Nên đặt quảng cáo xe bus trong thời gian bao lâu để đạt hiệu quả tối ưu?

Các chuyên gia marketing khuyến nghị thời gian đặt quảng cáo xe bus tối thiểu là 3 tháng để tạo được sự nhận biết về thương hiệu. Để đạt được hiệu quả tối đa, doanh nghiệp nên duy trì quảng cáo liên tục trong 6 tháng đến 1 năm.

Clip Giới Thiệu Các Dịch Vụ Quảng Cáo Ngoài Trời Tại AdsNgoaiTroi

5/5 - (5 bình chọn)

Để lại một bình luận