Treo banner, băng rôn, phướn là hình thức quảng cáo ngoài trời được nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp áp dụng. Các hình thức quảng cáo này đạt hiệu quả truyền thông thương hiệu khá cao và tiếp cận được đông đảo người dùng
Tuy nhiên, khi thực hiện treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo thì tổ chức/doanh nghiệp cần tuân thủ một số quy định và thủ tục nhất định. Nếu không thì chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể bị cơ quan chức năng phạt.
Hãy cùng Adsngoaitroi tìm hiểu các quy định, thủ tục khi treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo.
Quy Định Treo Banner, Băng Rôn, Phướn Quảng Cáo
Các quy định về việc treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo được thể hiện trong Bộ Luật Quảng Cáo năm 2012:
Điều 27: Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn.
- Treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo phải tuân thủ các quy định bảo vệ hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống điện lưới, khu di tích lịch sử văn hoá,…
- Banner, băng rôn, phướn quảng cáo không được treo ngang qua đường giao thông.
- Maquette quảng cáo của banner, băng rôn, phướn cần thể hiện rõ ràng thông tin thương hiệu, địa chỉ của đơn vị thực hiện.
- Trường hợp treo banner, băng rôn, phướn có nội dung khẩu hiệu, tuyên truyền, cổ động chính trị thì logo, nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp phải được đặt phía dưới (với banner, băng rôn, phướn dọc) và ngoài cùng phía bên phải (với banner, băng rôn, phướn ngang).
- Diện tích cho phần nội dung quảng cáo không quá 20% tổng diện tích banner, băng rôn, phướn.
- Thời hạn treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo: dưới 15 ngày.
Điều 17: Nội dung quảng cáo trên băng rôn, banner, phướn.
Banner, băng rôn, phướn quảng cáo phải thể hiện nội dung bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp dưới đây:
- Thương hiệu, tên riêng, khẩu hiệu bằng các từ ngữ quốc tế hoá hoặc bằng tiếng nước ngoài không thể thay bằng tiếng Việt.
- Trang thông tin điện tử, các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Chương trình truyền hình, phát thanh bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Nếu một banner, băng rôn, phướn quảng cáo có dùng cả tiếng nước ngoài lẫn tiếng Việt thì:
- Chữ nước ngoài phải đặt ở dưới chữ tiếng Việt.
- Khổ chữ nước ngoài không quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt.
Vì vậy doanh nghiệp treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo bỏ tiếng Việt có thể bị chính quyền tháo dỡ và phạt hành chính.
Điều 60: Vi phạm quy định về quảng cáo trên băng rôn, banner, phướn quảng cáo.
Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với các hình thức vi phạm:
- Thi công lắp đặt banner, băng rôn, phướn quảng cáo không đúng vị trí đã cấp phép, quy hoạch.
- Không thể hiện rõ ràng thông tin của đơn vị kinh doanh trên banner, băng rôn, phướn quảng cáo.
- Thông báo không đúng/không thông báo nội dung quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tiền 2 – 5 triệu đồng đối với các hình thức vi phạm:
- Diện tích quảng cáo trên banner, băng rôn, phướn vượt quá quy định.
- Không tự tháo dỡ banner, băng rôn, phướn khi đã hết thời hạn treo quảng cáo.
Phạt tiền 5 – 10 triệu đồng đối với các hình thức vi phạm:
- Nhãn hiệu, logo đặt không đúng vị trí đối với các banner, băng rôn, phướn khẩu hiệu, tuyên truyền và cổ động chính trị.
- Sửa đổi nội dung quảng cáo đã khai báo với cơ quan chức năng.
- Dùng giấy tờ giả trong hồ sơ xin phép treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo.
Ngoài việc đóng phạt thì trong các trường hợp vi phạm trên, doanh nghiệp còn bị buộc tháo dỡ băng rôn, banner, phướn quảng cáo.
Quy Trình, Thủ Tục Xin Phép Treo Băng Rôn, Banner, Phướn Quảng Cáo
Việc xin phép treo băng rôn, banner, phướn quảng cáo của doanh nghiệp sẽ giúp các đơn vị có thẩm quyền của nhà nước quản lý nội dung quảng cáo dễ dàng hơn. Tránh nguy cơ treo quảng cáo tràn lan ảnh hưởng đến an toàn của người dân, mất mỹ quan,…
Các giấy tờ cần có trong hồ sơ xin phép quảng cáo băng rôn, banner, phướn bao gồm:
- Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo, gồm có: số lượng ấn phẩm, địa điểm treo quảng cáo, thời gian, nội dung quảng cáo.
- Bản sao các loại giấy tờ chứng minh hợp pháp của sản phẩm hàng hoá, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy tờ liên quan đến việc tổ chức sự kiện cho đơn vị tổ chức.
- Bản phối cảnh vị trí đặt quảng cáo.
- Văn bản chứng minh quyền sử dụng bảng quảng cáo.
- Mẫu đơn xin treo băng rôn quảng cáo.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin phép quảng cáo băng rôn, banner, phướn thì doanh nghiệp cần gửi đến Sở Văn Hoá – Thể Thao Và Du Lịch tại khu vực trước khi thực hiện chiến dịch 15 ngày.
Sau 10 ngày (kể từ ngày nhận nhận hồ sơ hợp lệ) thì Bộ Văn Hoá – Thông Tin hoặc Sở Văn Hoá Thông Tin sẽ giải quyết việc cấp phép. Trường hợp không được cấp phép thì doanh nghiệp sẽ được gửi văn bản nêu rõ lý do.
Lưu Ý Treo Băng Rôn, Phướn & Banner Quảng Cáo
Khi thực hiện chiến dịch treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo, doanh nghiệp cần chú ý những điểm sau để đảm bảo hiệu quả và tuân thủ quy định:
Xin giấy phép và tuân thủ quy định pháp lý:
- Doanh nghiệp cần xin giấy phép từ cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi triển khai chiến dịch.
- Thời hạn treo banner, phướn, băng rôn quảng cáo chỉ được phép tối đa 15 ngày theo quy định. Vượt quá thời hạn có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Lựa chọn vị trí và kích thước phù hợp:
- Vị trí đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công của chiến dịch.
- Kích thước phổ biến cho banner ngang từ 0,8m x 1,6m đến 0,8m x 2,4m. Đối với phướn dọc, kích thước thường là 0,8m x 2m.
Chất lượng in ấn và thiết kế:
- Sử dụng chất liệu bạt Hiflex chất lượng cao, dày dặn, không thấm nước để đảm bảo độ bền trong môi trường ngoài trời.
- Thiết kế cần độc đáo, màu sắc rực rỡ và treo ở tầm mắt vừa phải để thu hút sự chú ý.
Kiểm tra và bảo trì thường xuyên:
- Doanh nghiệp nên kiểm tra thường xuyên và quản lý việc treo banner đúng cách.
- Khi băng rôn không còn nguyên vẹn hay bay mất thì cần được xử lý, bổ sung để đảm bảo hình ảnh chiến dịch.
Chi phí và hiệu quả:
- Chi phí treo banner, phướn quảng cáo thường rẻ hơn so với các hình thức quảng cáo ngoài trời khác.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc tổng chi phí bao gồm thiết kế, in ấn, xin giấy phép và thi công treo banner.
Trên đây là các Lưu Ý Khi Treo Băng Rôn, Phướn, Banner Quảng Cáo. Việc triển khai quảng cáo băng rôn, banner, phướn thường khá khó khăn đối với các doanh nghiệp mới triển khai lần đầu, làm ảnh hưởng đến tốc độ triển khai chiến dịch.
Vì vậy để công tác quảng cáo băng rôn, banner, phướn được thuận lợi nhất, doanh nghiệp hãy hợp tác với đơn vị quảng cáo ngoài trời. Với kinh nghiệm thực hiện vô số chiến dịch treo băng rôn, banner, phướn tại TP. HCM, Adsngoaitroi sẽ giúp quý doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin phép và tư vấn thiết kế nội dung quảng cáo phù hợp với quy định.
Những Câu Hoi Thường Gặp (FAQ)
1. Có được phép treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo ở bất kỳ đâu không?
Không, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về việc lựa chọn vị trí treo. Không được treo ngang qua đường giao thông hoặc gần hệ thống đèn tín hiệu, khu di tích lịch sử văn hóa. Vị trí treo phải được cấp phép và quy hoạch từ trước.
2. Kích thước tối đa của banner, băng rôn, phướn quảng cáo là bao nhiêu?
Không có quy định cụ thể về kích thước tối đa. Tuy nhiên, diện tích quảng cáo trên banner, băng rôn, phướn không được vượt quá 20% tổng diện tích. Kích thước phổ biến cho banner ngang là 0,8m x 1,6m đến 0,8m x 2,4m. Đối với phướn dọc, kích thước thường là 0,8m x 2m.
3. Thời gian tối đa được phép treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo là bao lâu?
Thời hạn treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo không được vượt quá 15 ngày. Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.
4. Có cần phải thông báo nội dung quảng cáo đến cơ quan chức năng không?
Có, doanh nghiệp phải thông báo nội dung quảng cáo, bao gồm số lượng ấn phẩm, địa điểm treo, thời gian và nội dung quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Việc không thông báo hoặc thông báo không đúng có thể bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
5. Doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì để xin phép treo banner, băng rôn, phướn quảng cáo?
Hồ sơ xin phép bao gồm:
- Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo
- Bản sao giấy tờ chứng minh hợp pháp của sản phẩm, giấy phép kinh doanh
- Bản phối cảnh vị trí đặt quảng cáo
- Văn bản chứng minh quyền sử dụng bảng quảng cáo
- Mẫu đơn xin treo băng rôn quảng cáo
Xem chi tiết mẫu đơn xin phép quảng cáo ngoài trời được cập nhật mới nhất theo quy định của pháp luật.
7. Vị trí đặt logo, nhãn hiệu hàng hóa trên banner, băng rôn, phướn có quy định gì đặc biệt?
Đối với banner, băng rôn, phướn có nội dung khẩu hiệu, tuyên truyền, cổ động chính trị thì logo, nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp phải được đặt phía dưới (với banner, băng rôn, phướn dọc) và ngoài cùng phía bên phải (với banner, băng rôn, phướn ngang). Vi phạm có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
8. Doanh nghiệp có được phép sửa đổi nội dung quảng cáo đã khai báo không?
Không, doanh nghiệp không được sửa đổi nội dung quảng cáo đã khai báo với cơ quan chức năng. Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
9. Chất liệu nào thích hợp để in ấn banner, băng rôn, phướn quảng cáo ngoài trời?
Chất liệu phù hợp nhất là bạt Hiflex chất lượng cao, dày dặn, không thấm nước để đảm bảo độ bền trong môi trường ngoài trời. Đây là loại vải được sử dụng phổ biến cho hình thức quảng cáo ngoài trời này.
Clip Giới Thiệu Các Dịch Vụ Quảng Cáo Ngoài Trời Tại AdsNgoaiTroi
Chị Kim Ngọc Thanh là chuyên gia với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời (OOH) tại Việt Nam. Chị Thanh đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp, từ các thương hiệu lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo nên những chiến dịch OOH ấn tượng và hiệu quả.
Bằng cách lựa chọn hình thức OOH tối ưu và vị trí đặt quảng cáo chiến lược, chị Thanh giúp doanh nghiệp: nâng tầm vị thế thương hiệu, gia tăng khả năng ghi nhớ, mở rộng thị phần và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.