Thủ Tục Xin Giấy Phép Quảng Cáo Ngoài Trời Mới Nhất

Ngày cập nhật mới nhất: 07/06/2024

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời bao gồm một loạt các bước cần tuân thủ, từ việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đến việc đáp ứng các yêu cầu về nội dung, kích thước, vị trí lắp đặt và các tiêu chí khác. Các nhà quảng cáo và doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chi tiết về chiến dịch quảng cáo dự kiến, đồng thời chứng minh rằng hoạt động quảng cáo của họ tuân thủ các quy định về an toàn, mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường.

Quá trình xin giấy phép quảng cáo ngoài trời đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm nhà quảng cáo, đơn vị lắp đặt, chủ sở hữu địa điểm và cơ quan quản lý nhà nước. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và thủ tục pháp lý không chỉ đảm bảo tính hợp pháp của chiến dịch quảng cáo mà còn góp phần tạo nên một môi trường đô thị văn minh và thân thiện hơn.

Nếu không có kinh nghiệm trong việc xin cấp giấy phép quảng cáo ngoài trời, các doanh nghiệp sẽ có một phen đau đầu vì thủ tục, giấy tờ và không biết khi nào hoàn thành được dự định như mong muốn. 

Ngoài việc thuê bên thứ ba giúp mình thực hiện lắp đặt biển quảng cáo ngoài trời, có một số doanh nghiệp muốn tiết kiệm khoản tiền đó để tự mình thi công lắp đặt biển quảng cáo ngoài trời, họ cũng phải tự mình xin giấy phép từ Sở Văn Hóa.

Vậy quy trình thủ tục xin giấy phép là như thế nào? Bài viết này sẽ nói về tất tần tật thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời cùng các điều khoản luật để doanh nghiệp có thể nắm rõ và làm theo.

thủ tục cấp phép quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời và những thủ tục cần thiết

Quảng cáo ngoài trời là gì?

Quảng cáo ngoài trời được chia làm hai dạng, đó chính là: bảng biển quảng cáo ngoài trời và dán thiết kế quảng cáo đặt trên phương tiện giao thông.

  • Bảng biển quảng cáo ngoài trời: Banner, hộp đèn, băng rôn,…
  • Dán thiết kế quảng cáo đặt trên phương tiện giao thông: ô tô, xe buýt, xe đạp,…
  • Ngoài ra, chúng ta có thể thấy các biển quảng cáo bằng đèn LED, màn hình điện tử chuyên quảng cáo ở các nơi tập trung đông người như trung tâm. 

Điều này được căn cứ theo luật Quảng cáo 16/2012/QH13 của Quốc hội ban hành, tại Điều 17. Phương tiện quảng cáo.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời

Có 8 bước để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời, chúng ta sẽ thực hiện theo trình tự như sau:

  • Đầu tiên, điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp vào đơn xin cấp giấy phép quảng cáo ngoài trời (mẫu đơn này có form sẵn).
  • Thứ hai, tất cả các loại bản sao như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ  biển quảng cáo (dành cho đơn vị đang kinh doanh dịch vụ thiết kế và thi công bảng biển quảng cáo ngoài trời) hay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  ngành, nghề, hàng hoá  (dành cho các doanh nghiệp, đơn vị tự đứng ra thực hiện bảng biển quảng cáo ngoài trời) đều phải còn hạn sử dụng và còn giá trị pháp lý mới được công nhận. Những loại bản sao hoặc giấy tờ khác đều phải còn hạn sử dụng và còn giá trị pháp lý hoặc chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền.
  • Thứ ba, Giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc những giấy tờ tương tự  về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá biển quảng cáo được pháp luật quy định phải đăng ký có chất lượng, tất cả đều là bản sao có giá trị về pháp lý và còn hạn sử dụng, bất kể nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng nào cũng có giấy đăng ký có giá trị pháp lý. Các đơn vị có sản phẩm biển quảng cáo phải có bản sao giấy tờ có giá trị về pháp lý phải được công chức hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thứ tư, bất kể những mẫu in ấn, quảng cáo nào cũng phải có màu sắc rõ ràng, kích thước thực, điều này được ghi rõ trong giấy tường trình và được xác nhận, đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: tên đơn vị thực hiện giấy phép quảng cáo, giấy phép số … do Sở VHTT tỉnh/thành phố cấp ngày … tháng … năm … là những cái cần thiết mà phía dưới mẫu giấy phép quảng cáo cần ghi rõ.

  • Thứ năm, Hợp đồng giữa đơn vị xin giấy phép quảng cáo (chính là chủ giấy phép quảng cáo) với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp  địa điểm, phương tiện mà bảng biển quảng cáo ngoài trời chỉ cần có bản sao là được và sẽ đặt tại đó. Phải có giấy xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn đối với người sở hữu hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thứ sáu, rong trường hợp tổ chức làm dịch vụ giấy phép quảng cáo đứng tên đề nghị cấp giấy phép thực hiện giấy phép quảng cáo phải có văn bản thỏa thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo ngoài trời với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo.
  • Thứ bảy, trong trường hợp các cơ sở này muốn đặt bảng biển quảng cáo ngoài trời khổ nhỏ tại nơi thì bản sao có giá trị pháp luật Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
  • Thứ tám, văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc và quy hoạch của địa điểm xây lắp biển bảng quảng cáo ngoài trời tấm lớn như là Billboard (bảng quảng cáo có cột đỡ) và Pano (biển quảng cáo ốp mặt tòa nhà), màn hình quảng cáo.
hồ sơ xin giấy phép quảng cáo ngoài trời
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời

Cơ quan phê duyệt và cấp phép hồ sơ

Tại Sở Văn hoá – Thông tin, các doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục xin được cấp phép quảng cáo ngoài trời. Đối với những hình thức quảng cáo kiểu như: Quảng cáo ở trên bảng biển khổ lớn (Billboard, Pano, Trivision, màn hình Led ngoài trời) đặt ở nơi công cộng như ngã tư đường, trục đường chính, hoặc bảng biển quảng cáo khổ nhỏ, vật thể quảng cáo phát quang, vật thể trên không, dưới nước, quảng cáo ngoài trời trên phương tiện giao thông, vật thể di động thì Sở sẽ cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo ngoài trời.

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời

Đầu tiên, hồ sơ mà doanh nghiệp xin phép cần phải đầy đủ chi tiết, giấy tờ và các giấy tờ có giá trị pháp lý rõ ràng. Sau đó đem hồ sơ nộp tại tổ tiếp nhận hồ sơ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Doanh nghiệp cần hoàn thiện, bổ sung hồ sơ xin phép và nộp lại nếu hồ sơ đó không được các cán bộ duyệt vì thiếu giấy tờ hay trường hợp giấy tờ đó không đủ cơ sở pháp lý để được công nhận.

Những hồ sơ đã được các cán bộ tiếp nhận giải quyết và hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được các cán bộ phát một phiếu hẹn thời gian trả lời chi tiết, cụ thể. 

thủ tục xin cấp phép quảng cáo ngoài trời bao gồm những gì
Lưu ý khi xin cấp phép quảng cáo ngoài trời

Thời hạn giải quyết hồ sơ và thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời

Thời hạn giải quyết hồ sơ và thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời có thời hạn trong 10 ngày. Trong 10 ngày này( tính từ lúc làm hồ sơ đến khi đi vào giải quyết) Bộ Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa Thông tin sẽ xem xét, cân nhắc để giải quyết yêu cầu cấp giấy phép cho các doanh nghiệp. Nếu trường hợp không duyệt hồ sơ, cần nêu rõ phản hồi, lập biên bản tường trình rõ lý do vì sao không được cấp giấy phép để các doanh nghiệp hiểu rõ. 

Lệ phí thủ tục xin giấy phép quảng cáo ngoài trời

Theo Thông tư 64/2008/TT-BTC thì lệ phí xin cấp phép ngoài trời có mức giá như sau: 

  • Quảng cáo trên bảng, biển, pano và các hình thức tương tự có diện tích từ 40 mét vuông trở lên có lệ phí là: 600.000đ/1 giấy phép/1 bảng, biển, pano
  • Với diện tích từ 30 mét vuông đến dưới 40 mét vuông: 500.000đ/1 giấy phép/1 bảng, biển, panô
  • Diện tích từ 20 mét vuông đến dưới 30 mét vuông: 400.000đ/1 giấy phép/1 bảng, biển, panô
  • diện tích từ 10 mét vuông đến dưới 20 mét vuông: 200.000đ/1 giấy phép/1 bảng, biển, panô
  • diện tích từ dưới 10 mét vuông: 100.000đ/1 giấy phép/1 bảng, biển, pano

Phần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục bao giờ cũng khó khăn, đặc biệt là xin thủ tục giấy phép quảng cáo ngoài trời lại càng rắc rối vì dính tới pháp lý. Nếu những doanh nghiệp có nhu cầu trong vấn đề này nhưng lại chưa có kinh nghiệm thì đa phần đều cảm thấy việc xin giấy phép ngoài trời là một việc làm khá khó khăn và khiến họ đau đầu.

Chúng tôi là nơi tự tin giúp doanh nghiệp xin được giấy phép quảng cáo ngoài trời nhanh nhất, tiết kiệm được thời gian cũng như làm tăng hiệu quả quảng cáo cho các bạn.

Để có thể được tư vấn về các giải pháp tối ưu nhất trong việc đăng ký giấy phép quảng cáo ngoài trời, tư vấn làm thủ tục nhanh chóng, chuẩn xác thì hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Những câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Thời hạn của giấy phép quảng cáo ngoài trời là bao lâu?

Thông thường, giấy phép quảng cáo ngoài trời có thời hạn tối đa là 1 năm kể từ ngày cấp. Sau khi hết hạn, doanh nghiệp cần làm thủ tục gia hạn nếu muốn tiếp tục thực hiện quảng cáo.

2. Những loại giấy tờ nào cần công chứng khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép?

Các giấy tờ cần công chứng bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng địa điểm đặt biển quảng cáo
  • Văn bản thỏa thuận giữa chủ quảng cáo và đơn vị thi công (nếu có)

3. Có cần thiết kế mẫu quảng cáo chi tiết khi nộp hồ sơ không?

Có, hồ sơ xin cấp giấy phép cần bao gồm mẫu thiết kế quảng cáo thể hiện rõ nội dung, hình ảnh, kích thước, chất liệu và màu sắc. Mẫu thiết kế phải được in màu và đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.

4. Điều kiện để được lắp đặt biển quảng cáo tại khu vực nội thành, nội thị?

Để được lắp đặt biển quảng cáo tại các khu vực trung tâm, nội thành, nội thị, cần đáp ứng các điều kiện:

  • Vị trí lắp đặt phù hợp với quy hoạch quảng cáo
  • Kích thước, kiểu dáng biển phù hợp với cảnh quan, mỹ quan đô thị
  • Có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo (nếu thuộc trường hợp phải xin phép)

5. Cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát, xử lý vi phạm về quảng cáo ngoài trời?

Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn. Các vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, với mức phạt lên tới 40 triệu đồng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

6. Doanh nghiệp có được phép tự ý thay đổi vị trí, kích thước biển quảng cáo so với giấy phép đã được cấp?

Không. Mọi thay đổi liên quan đến vị trí, kích thước, nội dung, hình thức biển quảng cáo đều phải được cơ quan cấp phép chấp thuận bằng văn bản. Nếu tự ý thay đổi, doanh nghiệp sẽ bị xem là vi phạm và có thể bị thu hồi giấy phép.

7. Giấy phép quảng cáo ngoài trời có được phép chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác không?

Giấy phép quảng cáo ngoài trời chỉ có giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp được cấp và không được phép chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu có nhu cầu chuyển nhượng, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép mới.

8. Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng giấy phép quảng cáo ngoài trời?

Giấy phép quảng cáo ngoài trời sẽ bị thu hồi trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động
  • Vi phạm các quy định về quảng cáo, bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 lần trở lên
  • Tự ý thay đổi nội dung, hình thức quảng cáo so với giấy phép
  • Giấy phép hết hạn mà không làm thủ tục gia hạn

9. Doanh nghiệp có thể khiếu nại, phản đối khi bị từ chối cấp giấy phép quảng cáo không?

Khi hồ sơ xin cấp giấy phép bị từ chối, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Nếu không đồng ý với quyết định đó, doanh nghiệp có quyền gửi văn bản khiếu nại, phản đối đến cơ quan cấp phép hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết.

Clip Giới Thiệu Các Dịch Vụ Quảng Cáo Ngoài Trời Tại AdsNgoaiTroi

5/5 - (21 bình chọn)

Trả lời